Có một kiểu tôn trọng tên là: "Nếu nhận được tin nhắn xin hãy trả lời"

Thời đại của chúng ta bây giờ là mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin, wifi, 3G, 4G không thiếu. Nên có thể nói, không có tin nhắn nào không nhận được, chỉ là người nhận có muốn trả lời hay không mà thôi.

Khác với thời xưa, khi các thiết bị thông minh chưa xuất hiện, con người nếu không thể gặp mặt nói chuyện thì chỉ biết cách viết thư tay trao đổi thông tin. Thế nhưng, ở môi trường hiện đại này, còn mấy ai có đủ kiên nhẫn ngồi yên một chỗ viết thư?

Rõ ràng, rất ít người có thể. Bởi một nhẽ, có những câu chuyện nếu không được chia sẻ ngay cho người khác thì chúng ta sẽ cảm thấy nó "hết hot" mất. Cho nên, những chiếc điện thoại di động, rồi smartphone và theo đó là cả tá ứng dụng giúp gửi tin nhắn một cách nhanh, gọn, lẹ ra đời là vì thế.

Chính bởi sự phổ biến của việc nhắn tin ngày càng rộng rãi mà dần dần, người ta lấy việc nhận được tin nhắn, có trả lời lại hay không là thước đo để thử nghiệm phẩm chất của người khác. Khoảnh khắc mà bạn trả lời tin nhắn của người khác chính là thể hiện sự tôn trọng tối thiểu cho họ.

  •  
  •  
  •  
  •  

Có một kiểu tôn trọng tên là: “Nếu nhận được tin nhắn xin hãy trả lời”

Thử nghĩ mà xem, không chỉ là người yêu mà ngay như bạn bè, người quen, vì không có điều kiện thường xuyên gặp mặt nên thường dùng phương pháp nhắn tin qua các ứng dụng để “tám” xuyên màn đêm, đúng không? Đã gọi là đối thoại thì phải có sự tham gia của ít nhất hai người trở lên. Nếu cứ một người nhắn, mà người kia cứ im ỉm, liệu có còn hứng thú để tiếp tục câu chuyện hay không.

Thấy người khác gửi tin nhắn, bất kể có giải quyết được vấn đề hay không thì hãy nhắn trở lại cho người ta câu xác nhận, ít ra thể hiện rằng tôi đã đọc được tin rồi. Đây giống như là một lễ nghi, phép lịch sự, một sự tôn trọng tối thiểu dành cho đối phương.

Có một kiểu tôn trọng tên là: “Nếu nhận được tin nhắn xin hãy trả lời”

Tin nhắn không lời đáp sẽ gây tổn thương người gửi.

Cái cảm giác lời mình nói ra không được lắng nghe, chẳng được đón nhận giống như mình đang không tồn tại vậy. Việc nhận tin nhắn xong ròng rã bao lâu không thèm trả lời thì chẳng khác nào nói cho bạn biết họ đã “khinh” bạn rồi đấy.

Hãy nhớ rằng thái độ bạn đối xử với người khác cũng chính là thái độ người khác đối xử với bạn trong tương lai. Hôm nay bạn trả lời tin nhắn đúng lúc, nghiêm túc với tin nhắn của người khác thì sau này bạn mới nhận được sự đáp trả nhiệt tình từ phía họ.

Có một mẩu chuyện hay, một thông tin thú vị, bạn nghĩ ngay sẽ chia sẻ cho bạn bè được biết. Họ cần cái cảm giác được mọi người hưởng ứng câu chuyện của mình. Nên nếu có thể, hãy hồi đáp lại, tối thiểu là một cái icon là được. Còn nếu đang bù đầu bận rộn thì cũng hãy dành chừng vài giây mà phản hồi lại: “Chờ lát mình xem nhé, giờ đang bận quá!”.

Có một kiểu tôn trọng tên là: “Nếu nhận được tin nhắn xin hãy trả lời”

Mọi chuyện quả thực chỉ đơn giản thế thôi. Còn nếu bận hơn nữa thì nhắn ngắn gọn hơn nữa, viết tắt cũng chả sao, miễn là đối phương đọc được, hiểu được và biết được rằng tin nhắn của họ đã tới nơi cần tới và người đọc cũng đã để lại câu trả lời.

Có câu chuyện giữa biên tập viên làm báo cùng cộng tác viên của mình thế này. Biên tập viên có tin gấp cần viết bài để ra trang báo, giao cho một nữ cộng tác viên để làm bài. Thế nhưng 1 tiếng rồi 2 tiếng trôi qua, bài thì chưa thấy đâu mà nhắn cả chục tin nhắn cô gái kia cũng không trả lời. Đến nửa ngày sau gặp ở tòa soạn, biên tập mới hỏi cộng tác viên rằng có nhận được tin nhắn giao bài của mình không thì cô gái đó đáp: “À, lúc đó em bận nên nhờ người khác viết bài rồi”. Sự vô trách nhiệm đó, khiến lòng tin của biên tập dành cho cộng tác viên này giảm đi đáng kể

Ví dụ này nói lên một điều, sau khi được giao công việc, dù có làm được hay không thì cũng phải nhắn lại, vừa để cho đối phương an tâm rằng bạn đã tiếp nhận được thông tin, vừa thể hiện độ đáng tin cậy của bạn. Vậy mới nói, muốn xem một người có đáng tin hay không, chỉ cần xem xét việc nhắn tin họ có trả lời hay không là đủ.

Có một kiểu tôn trọng tên là: “Nếu nhận được tin nhắn xin hãy trả lời”

Thiết nghĩ, việc gõ nhanh một dòng tin nhắn trả lời hay thông báo để lúc khác nói chuyện lại sẽ tốn quá nhiều thời gian, đến nỗi trở thành một vấn đề to tát với những người trẻ vô cùng nhạy cảm với công nghệ. Sẽ rất ít trường hợp người đọc không thể trả lời hay “não cá vàng”, đọc rồi nhưng để dành trả lời sau rồi quên luôn. Nên phần lớn, nếu đã không trả lời, đơn giản là vì họ không muốn mà thôi.

Phản hồi lại sự quan tâm của người khác bằng trạng thái im lặng là hành động khá bất lịch sự và đồng thời cũng có thể vô tình làm tổn thương đối phương nữa. Nếu được mời đi đâu đó, đi hay không là quyền của bạn, chỉ cần xác nhận là đủ. Người ta hỏi bạn câu hỏi, biết thì trả lời, không biết thì nhắn là “không biết”. Nếu đang bận, thì dù đã muộn thì cũng nhắn cái tin giải thích, đối phương sẽ hiểu thôi. Quan trọng là người gửi muốn nhận được sự hồi đáp chứ không phải im lặng.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một điều, việc trả lời tin nhắn cũng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Nếu là người bạn ghét, người mà chỉ tìm đến bạn khi cần giúp đỡ, muốn lợi dụng bạn thì có khả năng bạn chả muốn tiếp chuyện họ. Cũng đôi khi có quá nhiều tin nhắn đến, để sót 1-2 tin cũng là điều có thể. Song với những người thân thiết, có quan hệ trong công việc hay tình cảm xã giao không đến nỗi thì hãy cố trả lời tin nhắn nhanh nhất có thể nhé.

Nguồn Bestie.vn